Uống nước ngọt mỗi ngày: Cơ thể bị tàn phá thế nào?

Theo một nghiên cứu, những người uống từ hai lon nước ngọt có đường trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với những người không uống. Nước ngọt có ga thường chứa khí carbon dioxide hòa tan và thường được bổ sung thêm chất làm ngọt, hương liệu, và chất bảo quản.

Sự hấp dẫn của nước ngọt đến từ hàm lượng đường cao, chất này kích thích não bộ giải phóng dopamine, tạo cảm giác dễ chịu. Vì vậy, nhiều người thường bỏ qua tác hại của nước ngọt và uống hàng ngày.

Uống nước ngọt có ga mỗi ngày có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe cơ thể, như sau:

Uống nước ngọt mỗi ngày gây béo phì

Nghiên cứu cho thấy uống nước ngọt hàng ngày có thể dẫn đến tăng cân và gia tăng các loại chất béo trong cơ thể, đặc biệt là khi chúng có chứa đường. Các chất tạo vị ngọt trong nước ngọt có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, góp phần vào tình trạng tăng cân gây béo phì.

Uống nước ngọt mỗi ngày gây nguy cơ sỏi thận

Nước ngọt có ga thường chứa phosphate, một chất có thể góp phần vào sự hình thành của sỏi thận. Uống nước ngọt quá nhiều mỗi ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Uống nước ngọt mỗi ngày tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người tiêu thụ nhiều nước ngọt có ga có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh ung thư, đặc biệt là các loại ung thư liên quan đến chế độ ăn uống như ung thư tuyến tụy và ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.

Tác hại đến hệ tiêu hóa

Nước ngọt thường chứa các chất phụ gia và hóa chất có thể gây tổn thương niêm mạc ruột và dạ dày. Việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa như viêm dạ dày và làm hỏng niêm mạc ruột.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Các thành phần như axit phosphoric trong nước ngọt có thể góp phần vào quá trình lão hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch và gây ra các vấn đề như nhão cơ và loãng xương.

Uống nước ngọt mỗi ngày gây nguy cơ bệnh tiểu đường

Uống nước ngọt mỗi ngày có thể dẫn đến tích tụ mỡ xung quanh gan và cơ xương, tăng nguy cơ kháng insulin và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Giảm trí nhớ

Hấp thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh và sản xuất BDNF (hóa chất nuôi dưỡng thần kinh). Việc thiếu BDNF có thể làm giảm trí nhớ và khả năng học tập.

Tác động của axit lên men răng

Nước có gas thường có chứa axit cacbonic, một loại axit yếu có thể ảnh hưởng đến men răng khi tiếp xúc trực tiếp. Men răng là lớp bảo vệ ngoài cùng của răng, và nó có thể bị hao mòn nếu tiếp xúc thường xuyên với axit.

Tăng nguy cơ loãng xương

Nước ngọt có ga chứa axit phosphoric, có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương.